Mê sảng là gì?

Tình trạng mê sảng xảy ra khi quá trình gửi và nhận tín hiệu trong não bị suy giảm. Do sự kết hợp của các yếu tố làm cho não bị tổn thương và gây sai lệch trong hoạt động não khiến cho sự suy giảm này xảy ra.

1. Mê sảng là gì?

Mê sảng là tình trạng rối loạn chức năng tâm thần ngờ, có sự biến động và thường có thể khỏi. Đặc trưng của bệnh là khả năng chú ý không còn, mất phương hướng, không có khả năng suy nghĩ rõ ràng và các dao động trong mức độ tỉnh táo.

2. Nguyên nhân gây mê sảng

Bệnh mê sảng có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây nên ví dụ như do tình trạng bệnh lý và độc tính có trong thuốc. Đôi khi, không thể xác định được rõ nguyên nhân gây mê sảng.

Nguyên nhân gây bệnh mê sảng gồm:

  • Do độc tính của thuốc
  • Do việc lạm dụng rượu hoặc cai rượu, ma túy
  • Do tình trạng sức khỏe kém
  • Do mất sự cân bằng chuyển hóa
  • Do sốt và nhiễm trùng cấp tính, đặc biệt ở trẻ em
  • Do người bệnh tiếp xúc với độc tố
  • Do người bệnh bị suy dinh dưỡng hoặc mất nước
  • Do bị trầm cảm hoặc thiếu ngủ
  • Do các thủ thuật y tế hoặc phẫu thuật

Bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố khác tác động khiến cho nguy cơ mắc bệnh mê sảng càng cao, chẳng hạn như:

  • Các đối tượng bị sa sút trí tuệ, đột quỵ hoặc mắc bệnh Parkinson.
  • Do tuổi cao: ở người cao tuổi thường xuất hiện các bệnh lý như sa sút trí tuệ, mê sảng, rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt và các rối loạn khác như rối loạn nhân cách, rối loạn tâm căn...
  • Người bị khiếm thị hoặc khiếm thính
  • Người mắc phải nhiều bệnh khác
Nguyên nhân mê sảng
Nguyên nhân mê sảng do lợi dụng các chất có cồn như rượu

3. Triệu chứng bệnh mê sảng

Người mắc bệnh mê sảng thường có những triệu chứng sau:

3.1. Nhận thức về môi trường xung quanh bị suy giảm

  • Khả năng tập trung bị giảm
  • Chỉ tập trung vào một suy nghĩ duy nhất, không quan tâm đến các thông tin xung quanh
  • Dễ bị phân tâm
  • Ít tiếp xúc với người khác, cô lập bản thân

3.2. Nhận thức suy giảm

  • Suy giảm trí nhớ
  • Không định hướng được bản thân...
  • Khó nói hoặc khó nhớ từ
  • Nói những điều vô nghĩa, lan man, không chủ đề
  • Không thể diễn đạt câu nói một cách dễ hiểu
  • Gặp khó khăn khi đọc, viết.

3.3. Hành vi thay đổi

  • Xuất hiện ảo giác
  • Tâm trạng bồn chồn, dễ bị kích động
  • Im lặng và cô lập, đặc biệt ở người lớn tuổi
  • Vận động chậm
  • Giấc ngủ bị rối loạn
  • Có thể gào thét hoặc rên rỉ...

3.4. Cảm xúc bị rối loạn

  • Cảm giác lo lắng, sợ hãi...
  • Bị trầm cảm
  • Cảm thấy khó chịu và dễ tức giận
  • Đột ngột hưng phấn
  • Thờ ơ
  • Cảm xúc thay đổi nhanh và nhiều lúc không thể đoán trước được
  • Có sự thay đổi về nhân cách

Bên cạnh đó, người mắc bệnh mê sảng có thể gặp các triệu chứng khác đi kèm.

Phương pháp điều trị mê sảng
Rèn luyện khả năng bình tĩnh, hòa đồng trong giao tiếp để hạn chế rối loạn cảm xúc

4. Phương pháp điều trị mê sảng

Để có hướng điều trị hiệu quả, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh mê sảng dựa trên các xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh:

  • Đánh giá khả năng nhận thức, suy nghĩ thông qua trò chuyện hoặc làm bài kiểm tra, sàng lọc để đánh giá trạng thái tinh thần, nhận thức, trí nhớ...
  • Kiểm tra các dấu hiệu về vấn đề sức khỏe hoặc bệnh tiềm ẩn, khám thần kinh, thị lực, sự phản xạ có thể xác định được bạn có bị đột quỵ hay một bệnh thần kinh khác gây mê sảng.
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu, và các xét nghiệm khác. Xét nghiệm hình ảnh não được sử dụng khi các thông tin khác không hiệu quả.

Các phương pháp điều trị bệnh mê sảng gồm:

  • Chăm sóc hỗ trợ:
    • Cần bảo vệ đường thở
    • Hỗ trợ di chuyển
    • Không thay đổi đột ngột những thứ xung quanh
    • Tiêu tiểu không tự chủ cần phải được điều trị
    • Các thành viên trong gia đình hoặc người quen nên tham gia, gắn kết cùng nhau
  • Sử dụng thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc có thể kiểm soát được các cơn đau gây mê sảng

Một số loại thuốc khác giúp người có hành vi hoang tưởng, hoặc xuất hiện ảo giác. Những loại thuốc này được sử dụng khi bạn không thể đi kiểm tra sức khỏe, hình vi của bạn đe dọa đến sự an toàn của người khác, hoặc điều trị không hiệu quả nếu không dùng thuốc.

Sau khi điều trị dứt điểm mê sảng, các loại thuốc này sẽ được giảm hoặc dừng hẳn.

Bên cạnh đó người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như:

  • Có thói quen ngủ lành mạnh
    • Tránh bị gián đoạn khi ngủ
    • Sinh hoạt lành mạnh
    • Tự chăm sóc sức khỏe bản thân
    • Tạo môi trường yên tĩnh, dễ chịu
  • Rèn luyện khả năng bình tĩnh và xác định được định hướng
    • Giao tiếp với mọi người
    • Nhẹ nhàng khi giao tiếp
    • Không nên tranh cãi
    • Mỗi ngày nên cài đặt đồng hồ, lịch..để tạo thói quen
  • Giảm các biến chứng phức tạp:
    • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
    • Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý
    • Thể dục thể thao thường xuyên
    • Điều trị các vấn đề tiềm ẩn như nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa

Mê sảng có thể kéo dài vài giờ, vài tuần hoặc vài tháng...nếu các yếu tố tác động tới tình trạng mê sảng được giải quyết thì thời gian hồi phục thường ngắn hơn. Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế, tham khảo ý kiến của các chuyên gia để điều trị bệnh kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

62.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan