Hộ kinh doanh

Không quy định hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp để vay vốn

Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh được nhiều cá nhân lựa chọn. Hộ kinh doanh muốn vay vốn ngân hàng cần làm gì? 

Điều kiện hộ kinh doanh vay vốn ngân hàng là gì?

Hãy cùng atslegal.vn tìm hiểu vấn đề nảy nhé!

Không quy định hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp để vay vốn

Trong thế giới kinh doanh phát triển nhanh ngày nay, việc các doanh nhân và chủ doanh nghiệp nhỏ tìm kiếm vốn để tài trợ cho các dự án kinh doanh của họ ngày càng trở nên phổ biến. 

Mặc dù nhiều người cho rằng cần phải thành lập doanh nghiệp để vay vốn, nhưng thực tế không quy định hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp để vay vốn. Có một số cách để các cá nhân và hộ gia đình tư nhân tiếp cận nguồn vốn mà không cần thành lập một thực thể kinh doanh chính thức. Hãy tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài viết dưới đây, nó có thể mang lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh của bạn.

Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay như sau:

Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư 39): “không có bất kỳ quy định nào buộc hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp để vay vốn”.

Thông tư 39 này có hiệu lực từ ngày 15/3 quy định:

Các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn.

Thông tin này đang khiến nhiều chủ hộ, gia đình làm ăn buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ lo ngại vì vay vốn ngân hàng sẽ khó khăn hơn.

Phân tích làm rõ quy định của thông thư 39 như sau:

Theo ý kiến của giới phân tích, quy định của Thông tư 39 chỉ đơn thuần điều chỉnh lại để làm rõ thuật ngữ, khái niệm. Việc bỏ chủ thể vay vốn hộ gia đình, hộ kinh doanh chỉ là thay đổi vỏ hình thức là tên gọi. Theo đó, từ nay trở đi, hộ gia đình, hộ kinh doanh sẽ giao dịch với tư cách của cá nhân, chứ chủ hộ không còn đương nhiên đại diện cho hộ như trước đây nữa.

Theo quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2015, chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân. Do đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã bổ sung quy định về khách hàng vay tại tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ là pháp nhân, cá nhân tại Thông tư 39/ 2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư 39) vừa ban hành để phù hợp với Bộ luật này.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế (NHNN) Đoàn Thái Sơn giải thích, quy định về chủ thể tham gia quan hệ dân sự (bao gồm cả hợp đồng vay vốn) chỉ bao gồm cá nhân, pháp nhân đã được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 (đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017). Quy định về khách hàng vay vốn tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN là thực hiện (phải bảo đảm phù hợp với Bộ luật dân sự 2015) quy định đã có hiệu lực của Bộ Luật Dân sự 2015.

“Việc tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục ký hợp đồng cho vay với hộ kinh doanh và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân sẽ tiềm ẩn rủi ro cho TCTD cho vay vì có thể bị tuyên vô hiệu hợp đồng do bên vay không đủ tư cách chủ thể” - ông Đoàn Thái Sơn nhấn mạnh.

Liên hệ với chúng tôi

Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật hãy liên hệ với:

CÔNG TY LUẬT TNHH ATS

Văn phòng Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Đào Duy Anh

Số 9 Đào Duy Anh, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

ĐT: 84-24-3751 1888

Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 12, Tòa nhà 40 Phạm Ngọc Thạch

Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

ĐT: 84-28-3926 2635

Email: partners@atslegal.vn